Bằng sự nhạy bén trong phát triển kinh tế và sự nỗ lực học hỏi ông Trần Đắc Thắng, thôn Nà Vài xã Hà Hiệu đã trở thành ông chủ của trang trại gà với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm./.
Ảnh: Ông Trần Đắc Thắng bên mô hình chăn nuôi gà của gia đình
Có mặt tại khu chuồng trại và sân chăn gà thương phẩm hơn 4 nghìn con của gia đình ông Trần Đắc Thắng, thôn Nà Vài, xã Hà Hiệu vào một ngày cuối năm chúng tôi chứng kiến cảnh ông đang chăm sóc hơn 7 nghìn con gà. Trò chuyện với chúng tôi ông Thắng cho biết: đây là lứa gà thứ 4 trong năm 2015. Gia đình bắt đầu phát triển kinh tế bằng việc thu mua nông sản như ngô, sắn về sấy rồi bán. Năm 2014, nhận thấy khu vực đồi Trà Lẩu – Nà Vài rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gà đồi, cùng với giá ngô gia đình thu mua bị mất giá. Sau nhiều đêm chăn trở, ông quyết định chuyển hướng đầu tư sang chăn nuôi gà thả đồi. Để phát triển mô hình , ông cất công đi tìm hiểu các trang trại gà có tiếng ở nhiều nơi như: Bắc Giang, Hà Nội, Thái Nguyên để tìm hiểu từ đầu tư chuồng trại, vệ sinh môi trường, cách chọn giống, ủ giống…. Sau khi hoàn thành việc xây dựng khu chuồng trại, ông xuống trại gà giống Đa Ba Cô Bắc Ninh và Dát Ba Vĩnh Phúc, một trong những trại gà giống có tiếng để đạt mua hơn 1 nghìn con gà ri lai đảm bảo đủ tiêu chuẩn về chăn nuôi. Vừa làm vừa học hỏi, sau hơn 4 tháng nuôi, lứa gà đầu tiên của gia đình đã xuát bán và cho thu về hơn 160 triệu đồng.
Tính đến nay, trang trại của ông đã được mở rộng với việc quy hoạch khá bài bản từ nguồn nước chăn nuôi sạch, khu chăn thả tại khu đồi Trà Làu – Nà Vài rộng gần 7ha; khu nuôi nhốt, bãi chăn, khu ủ gà, nuôi gà nhỏ; khu chế biến và ủ thức ăn. Ông xác định chăn nuôi phải có quy mô, phải đảm bảo các quy trình kỹ thuật vệ sinh môi trường và phòng bệnh trong chăn nuôi. Với quy mô chăn nuôi lớn trung bình mỗi lứa gia đình ông nuôi 7000 con gà thương phẩm. Trung bình giá gà bán ra khoảng 70 nghìn đồng/kg, ngày lễ tết có thể lên tới mức 80-100 nghìn đồng/kg. Mỗi con gà mía lai của ông nặng khoảng 2 – 2.5kg/ con nên trung bình mỗi lứa gia đình ông bán trên 5 – 6 tấn gà thương phẩm. Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm ông đã tích cực tìm hiểu và giới thiệu gà của gia đình đến với các nhà hàng, hàng ăn tại thành phố Bắc Kạn. Nhờ chất lượng gà tốt, thịt thơm, dai, thời gian nuôi xuất chuồng đảm bảo nên được nhiều nơi đặt hàng. Không chỉ làm giàu cho mình, ông còn hỗ trợ các hộ dân ở xã trong việc nuôi gà phát triển kinh tế, ông còn chia sẻ kinh nghiệm, cách phòng chống các loại bệnh dịch.
Bà Nguyễn Thị Huynh – cán bộ Nông lâm xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể cho biết: Đối với mô hình nuôi gà của hộ anh Thắng là mô hình nuôi gà lớn của địa phương. Trong quá trình chăn nuôi thì hộ này đã tư vấn nhiều cái kỹ thuật, điều kiện sắn có địa phương cho các hộ chăn nuôi gà Vietgap của địa phương. Giữa hai mô hình tác động hỗ trợ lẫn nhau, về con giống là tiền đề cho mô hình của xã sau này.
Trong năm 2016, ông Trần Đắc Thắng đặt ra mục tiêu nhân rộng quy mô phát triển lên đến 10.000 con gà mía lai và tiếp tục xây dựng cơ sở, nâng cấp hệ thống chuồng trại để phục vụ cho công việc, đem lại hiệu quả cao về chất lượng gà thành phẩm nhằm tạo ra thị trường gà ổn định và góp phần xây từng bước xây dựng thương hiệu gà Hà Hiệu/.